Bất ổn ở Hà Tiên Các_cuộc_nổi_dậy_ở_Hà_Tiên_(1840)

Đời vua Thiệu Trị, trong nhiều cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Hà Tiên, đáng kể nhất là cuộc nổi dậy ở hai huyện là Hà ÂmHà Dương, thuộc phủ Tịnh Biên (Tĩnh Biên), tỉnh Hà Tiên[2]. Từ những căn cứ trong hai huyện này, quân nổi dậy tiến về phía Nam đánh phá nhiều nơi trong huyện Hà Châu (nay là thị xã Hà Tiên), uy hiếp tỉnh thành Hà Tiên rồi lan rộng sang cả huyện Kiên Giang, lập căn cứ ở vùng phụ cận thành phố Rạch Giá và thị trấn Rạch Sỏi hiện nay.

Cũng theo sử liệu, thì vào cuối đời vua Minh Mạng, vùng đất này đã có loạn lạc. Nhà văn Sơn Nam, kể:

Vùng biên giới này bắt đầu xáo trộn vào năm 1838, khi tên Gi (làm chức An phủ[3] cấu kết với người Xiêm. Năm sau, viên Quản cơ người Miên (Khmer) ở An Giang là Hàn Biện cùng đồng bọn làm phản rồi bỏ đi...[4]

GS. Nguyễn Phan Quang, cho biết thêm:

Ngay từ đầu năm 1838, ở Hà Tiên đã nổ ra cuộc nổi dậy do Đô Y làm thủ lĩnh, lôi kéo được các Quản cơ là Sô Mịch và An Tôn đi theo. Đô Y phối hợp với lực lượng của thủ lĩnh Di (giữ chức An Phủ ở phủ Khai Biên) được lính trong đồn hưởng ứng. Án sát Hà Tiên Phạm Ngọc Quang và Lãnh binh Nguyễn Tiến Phúc đem lực lượng đến đàn áp nhưng không kết quả. Sau, quân nổi dậy đánh chiếm thành Hải Đồng (?), binh lính trong đồn Cần Đa mang khí giới đi theo, triều đình cử tướng Trương Minh Giảng trực tiếp mang quân đến đánh, nghĩa quân mới tạm tan.[5]

Liên quan

Các cuộc chiến tranh của Napoléon Các cuộc xâm lược của Mông Cổ Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn Các chương trình phát sóng trên Nickelodeon Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa Các chủ đề trong mật mã học Các chính đảng ở Nhật Bản Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016 Các chiến dịch đàn áp Ba Lan của Liên Xô (1939–1946)